Giáo dục kỹ năng sống là gì? Mách ba mẹ “bí kíp” dạy con kỹ năng sống cực kỳ hiệu quả với 3 tình huống thường gặp nhất

Giáo dục kỹ năng sống là gì? Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống với trẻ tiểu học và bí kíp cho ba mẹ dạy con kỹ năng sống trong 3 tình huống phổ biến sẽ được mách trong bài viết hôm nay. Ba mẹ cùng xem nhé!

Định nghĩa “giáo dục kỹ năng sống là gì?”

“Giáo dục kỹ năng sống” là quá trình giảng dạy và rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, giúp cá nhân có thể đối mặt và giải quyết các tình huống thực tế một cách hiệu quả. Kỹ năng sống bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, và kỹ năng giải quyết vấn đề…

Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống là trang bị cho người học, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên, những kỹ năng cần thiết để tự tin, độc lập và có khả năng ứng phó với những vấn đề trong cuộc sống. Qua đó, họ có thể phát triển toàn diện cả về mặt cá nhân lẫn cho toàn xã hội.

giáo dục kỹ năng sống là gì

Tại sao giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học lại quan trọng?

Hiểu giáo dục kỹ năng sống là gì, bây giờ hãy cùng tìm hiểu xem tại sao học sinh tiểu học cần được giáo dục kỹ năng sống đầy đủ nhé.

Đầu tiên, ở giai đoạn tiểu học, trẻ em đang phát triển mạnh mẽ về tâm lý và cảm xúc. Việc giáo dục kỹ năng sống ở lứa tuổi này sẽ giúp trẻ hiểu và quản lý cảm xúc của mình, đồng thời xây dựng sự tự tin và lòng tự trọng nơi trẻ.

Bên cạnh đó, kỹ năng sống cho học sinh tiểu học còn thúc đẩy tư duy sáng tạo và phản biện, giúp trẻ tiếp cận vấn đề một cách linh hoạt hơn ở lứa tuổi được cho là não bộ phát triển toàn diện nhất.

Cuối cùng, giáo dục  kỹ năng sống cho trẻ ngay từ tiểu học sẽ là hành trang vững chắc cho bé để đạt được nhiều thành tựu lớn trong tương tác. Những kỹ năng cơ bản như tự chăm sóc bản thân, vệ sinh cá nhân, và quản lý thời gian là những yếu tố cần thiết để trẻ phát triển sự tự lập – một trong những tính cách quan trọng trong môi trường đại học, công sở hay quốc tế. Ngoài ra, trẻ sẽ học được cách giải quyết các tình huống khó khăn, từ đó trở nên linh hoạt và kiên nhẫn hơn khi đối mặt với các thách thức trong tương lai. 

“Bí kíp” dạy con kỹ năng sống với 3 tình huống thường gặp nhất

Tình huống 1: Con “chúi mũi” vào thiết bị điện tử vào thời gian rảnh

Một trong những bài học về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học mà ba mẹ cần quan tâm là làm sao để con không “nghiện” thiết bị điện tử. Không ít trường hợp phụ huynh vì không có thời gian, vì để con không vòi vĩnh mà sẵn sàng đưa điện thoại để con xem phim, chơi game. Và hiển nhiên, sau nhiều lần như vậy, con bạn sẽ biết lúc nào ba mẹ mình buộc phải cho mình dùng thiết bị điện tử. Nhưng ai cũng biết việc con mê mẩn sử dụng điện thoại, máy tính, tivi…gây ra nhiều tác hại cả về sức khỏe lẫn tinh thần. 

Vậy làm sao để thời gian rảnh con không sử dụng thiết bị điện tử?

  • Trồng cây: Ba mẹ hãy mua hạt giống và giao nhiệm vụ cho con nuôi trồng, chăm sóc cây trưởng thành. Qua đó, còn cũng học được những bài học về việc yêu cỏ cây, thiên nhiên từ đó thêm yêu cuộc sống.
  • Làm cây gia đình: Hãy dạy con về sự gắn kết nguồn cội, về lòng biết ơn qua cây gia đình. 
  • Trang trí nhà cửa: Bạn nghĩ sao về việc cùng con trang trí căn phòng nhỏ của bé. Đừng sợ nếu con bạn có bày bừa. Hãy để con dùng sơn, dùng màu nước, dùng hồ dán, kéo… trang trí lại phòng của con.
  • Trò chơi theo nhóm: Sẽ có lúc đám trẻ con tập trung lại và bạn có thể bày cho chúng trò chơi như: Chia thành hai đội, mỗi đội 5 người. Hai đội đứng cách cái bàn khoảng 5-10m. Trên bàn có đặt 5 đồ vật, ví dụ: kim chỉ, táo, trứng luộc, bánh chưng, bình và cốc nhỏ. Nhiệm vụ của mỗi người trong đội là chạy về phía bàn và thực hiện hoạt động với một đồ vật. Ví dụ người đầu tiên là xâu chỉ vào kim, người thứ hai gọt táo, người thứ ba bóc trứng, người thứ tư bóc bánh và người thứ năm rót nước từ bình vào cốc. Mỗi người sau khi làm xong nhanh chóng chạy về chỗ của mình và người tiếp theo mới được lên.

Tình huống 2: Con lười làm bài tập về nhà

Để con có thể vui vẻ làm bài tập về nhà mỗi tối cũng là một nghệ thuật trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Và đây là 3 bí quyết cho ba mẹ:

  • Quan tâm tới “nhịp điệu tự nhiên” của con: Có những bé năng động, nhiều năng lượng.

Thì hãy cho con chạy nhảy, tập luyện trước khi làm bài lại khiến con tập trung, đỡ ngó ngoáy khi học. Có bé sẽ học tốt khi nghe nhạc. Cũng có bé học tốt khi cầm một đồ vật nhỏ ở trong tay… Hãy thực sự lắng nghe để biết điều gì sẽ hỗ trợ con học vui vẻ hơn.

  • Chuẩn bị Hộp Sẵn Sàng: Ba mẹ có thường thấy con viện cớ “Bút chì con hỏng rồi/ Con

không có thước kẻ/ Con không có bút màu..” để trì hoãn giờ học. Vì thế, hãy chuẩn bị một HỘP SẴN SÀNG (đừng đặt tên điều gì liên quan đến chữ bài tập về nhà để con khỏi căng thẳng). Hộp sẵn sàng do bạn giữ, trong đó có tất cả các dụng cụ học tập cần thiết. Bạn hãy dán một tờ danh sách lên các dụng cụ lên trên nắp hộp và trước khi con làm bài, hãy để con đánh dấu vào danh sách xem có đủ dụng cụ chưa. Trẻ con thích thế, bạn cứ để con bắt đầu bằng niềm vui.

  • Hợp đồng làm bài tập: Ba mẹ có thể làm một “hợp đồng” trong đó nêu những điều khoản mà con cần thực hiện, hình thức được hưởng khi hoàn thành hợp đồng.

Tình huống 3: Khi con không nghe lời

Ở bất kỳ lứa tuổi nào con đều có thể phản kháng, bất hợp tác và không nghe lời cha mẹ. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường hợp trẻ không nghe lời sẽ trở nên dễ dàng nếu bạn áp dụng những mẹo sau:

  • Nói với con bạn rõ ràng những gì bạn muốn con làm: Một trong những lỗi mà cha mẹ hay mắc phải là nói những mệnh lệnh mang tính cấm đoán. Khi bạn đưa ra những hiệu lệnh này, trẻ có xu hướng không nghe hoặc nếu có chỉ dừng lại trong giây lát sau đó trẻ lại tiếp tục.

Vì thế, hãy nói rõ ràng, ví dụ:

Đừng chạy = Con đi bộ từng bước thế này nhé!

Không được sờ = Con đừng chạm tay vào đây. Con thử đặt tay vào chỗ này xem sao.

Đừng đánh em = Cái tay đẹp của con đâu, cho mẹ xem nào!

Đừng ném bóng = Con hãy giữ bóng ở trong tay, con ngoan nhé!

  • Học cách thông càm cho con: Bạn hãy đặt mình vào vị trí của con để hiểu xem cảm giác của con thế nào từ đó bạn sẽ có thể đưa ra những yêu cầu mang tính thông cảm.

Ví dụ:

  • Mẹ biết là con đang thích xem chương trình ti vi này lắm. Nhưng thời gian đã hết rồi.
  • Con có muốn có thêm 5 phút nữa để xem không?

– Hãy biến mọi việc thành vui vẻ: Con sẽ cảm thấy biết ơn nếu bạn biết cách biến mọi

việc thành vui vẻ. Hãy sử dụng những bài hát kiểu “nhố nhăng”, những bài thơ vui nhộn do bạn tự nghĩ ra hoặc những câu chuyện tưởng tượng.

THT – Giúp ba mẹ giải tỏa âu lo về việc giáo dục kỹ năng sống cho con 

Vậy là ba mẹ đã hiểu được giáo dục kỹ năng sống là gì, tầm quan trọng của kỹ năng sống với học sinh tiểu học. Đồng thời, biết thêm về những cách giáo dục kỹ năng sống cho con trong 1 số tình huống phổ biến. Lúc này việc quan trọng cần làm là tìm ngay cho bé 1 nơi để con được rèn luyện thêm nhiều kỹ năng sống khác. Và THT chính là trung tâm kỹ năng sống mà bạn không thể bỏ qua tại Đà Lạt với nhiều khóa học hấp dẫn:

  • Toe: TOE là sự kết hợp giữa giáo dục ngoài trời và trong nhà. TOE là nụ cười của con, TOE cũng là hình ảnh những bước chân con trên hành trình trải nghiệm những điều thú vị. Con sẽ được tham gia những hoạt động có chủ đích, giúp con được hòa mình vào thiên nhiên hay được tự do bước vào một môi trường có sự chuẩn bị để thỏa sức sáng tạo không giới hạn. 
  • Chương trình tiền tiểu học:  được thiết kế riêng cho các bé cần tăng cường thời gian làm quen với 3 môn Toán, môn Tập đọc và môn Tập viết đan xen. Chương trình sẽ chú trọng giúp trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ, khuyến khích con đặt câu hỏi và giúp con thẩm thấu, làm chủ kho từ vựng Tiếng Việt một cách siêu tốc cũng như rèn luyện được năng lực tính toán từ gốc rễ.
  • Toán iMath: iMath là chương trình Toán thông minh – Toán Quốc tế dành cho học sinh mẫu giáo lớn và tiểu học được xây dựng dựa trên chương trình Fastrackids Hoa Kỳ và Chương trình toán Singapore.
    Khác với những chương trình toán học khác, iMath được xây dựng để giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy giải quyết vấn đề. Thông qua việc lồng ghép toán học với các chủ đề trong cuộc sống hàng ngày, trẻ sẽ dễ dàng khám phá bản chất của các khái niệm và ứng dụng vào thực tế.
  • “Lập trình công dân số”:  Đây là môn học về tư duy, sự sáng tạo kết hợp những kỹ năng mềm khiến cho việc viết những đoạn mã trở thành một niềm vui. Những sản phẩm đơn giản đầu tiên của con sẽ truyền cảm hứng và thúc đẩy sự phát triển tiềm năng bản thân.