3 tình huống kỹ năng sống phổ biến cần dạy trẻ ngay từ nhỏ là gì? Làm thế nào để dạy con cách xử lý khi gặp phải? Bài viết sau đây sẽ giúp ba mẹ
Vai trò của việc dạy các tình huống kỹ năng sống thực tế cho trẻ
Nhiều ba mẹ ngày nay chỉ chăm chăm vào việc dạy con dựa trên những kiến thức có trong sách vở, tài liệu mà quên mất việc giúp con hiểu và áp dụng vào thực tế. Bởi lý thuyết và thực tế sẽ có khoảng cách xa và nếu chỉ tập trung vào lý thuyết sẽ khiến con cảm thấy chán nản cùng như thiếu hứng thú dù là trong bất kỳ bài học nào.
Trong vấn đề dạy con các kỹ năng sống, việc áp dụng các tình huống thực tế lại càng cần thiết hơn nữa. Tình huống kỹ năng sống thực tế mô phỏng những thách thức và sự kiện mà trẻ có thể gặp phải trong đời sống hàng ngày. Khi được tiếp xúc với các tình huống gần gũi này, trẻ dễ dàng hiểu rõ hơn về cách thế giới hoạt động và học cách ứng phó với các tình huống khác nhau, thay vì chỉ tiếp nhận kiến thức lý thuyết.
3 tình huống kỹ năng sống phổ biến và cách dạy con xử lý khi gặp phải
Trong thực tế, con sẽ đối mặt và tìm cách xử lý rất nhiều vấn đề: ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và gặp rất nhiều người với những tính cách, quan điểm khác nhau. Do vậy có rất nhiều tình huống kỹ năng sống cần trang bị cho con ngay từ bây giờ. Và đây là 3 tình huống thực tế phổ biến nhất:
1. Tình huống kỹ năng sống về giao tiếp: Khi trẻ gặp người lạ:
Mô tả tình huống:
Trẻ đang chơi một mình ở công viên, khu vui chơi, hoặc trước nhà và có một người lạ tiến đến. Người lạ này có thể hỏi chuyện, đưa quà, hoặc đề nghị dẫn trẻ đi đâu đó (như mua đồ chơi, kẹo, hoặc đưa về nhà). Trẻ không biết rõ người này và cần học cách xử lý tình huống một cách an toàn.
Hướng dẫn chi tiết cách xử lý tình huống này:
Bước 1: Nhận diện người lạ và giữ khoảng cách: Dạy trẻ nhận diện người lạ là những người mà trẻ không biết rõ hoặc chưa gặp bao giờ. Thậm chí, nếu đó là người quen biết qua gia đình nhưng chưa từng tiếp xúc gần, trẻ vẫn phải coi là người lạ. Khi đó, trẻ cần luôn giữ khoảng cách an toàn và cảnh giác.
Bước 2: Từ chối lời đề nghị một cách dứt khoát: Trẻ cần học cách nói “không” với các lời đề nghị của người lạ như cho kẹo, đồ chơi, hoặc dẫn đi đâu đó. Hãy dạy trẻ rằng không bao giờ được nhận quà hoặc đồ ăn từ người lạ, và không được đi theo bất kỳ ai mà chưa có sự cho phép của cha mẹ.
- Ví dụ: Nếu người lạ nói “Cháu có muốn kẹo không?” hoặc “Cháu muốn đi mua đồ chơi không?”, trẻ nên đáp lại một cách dứt khoát “Không, cảm ơn!” và không tiếp tục cuộc trò chuyện.
Bước 3: Tìm người lớn đáng tin cậy: Nếu trẻ cảm thấy không an toàn hoặc bị người lạ tiếp cận, trẻ cần tìm đến người lớn mà trẻ tin tưởng (bố mẹ, thầy cô, bảo vệ, hoặc nhân viên công viên) để báo cáo tình huống.
2. Tình huống kỹ năng sống về xử lý vấn đề: Trẻ bị mất đồ chơi hoặc đồ dùng cá nhân
Mô tả tình huống:
Trẻ đang chơi tại trường học, công viên, hoặc ở nhà bạn và phát hiện ra đồ chơi yêu thích hoặc đồ dùng cá nhân của mình (như cặp sách, bình nước, hoặc áo khoác) đã bị mất. Trẻ có thể cảm thấy lo lắng, buồn bã hoặc bối rối không biết phải làm gì để tìm lại đồ đã mất.
Hướng dẫn chi tiết cách xử lý tình huống này:
Bước 1: Bình tĩnh và kiểm tra kỹ lưỡng: Trước tiên, trẻ cần giữ bình tĩnh và không hoảng loạn. Hãy giải thích rằng việc mất đồ có thể xảy ra, và quan trọng là trẻ biết cách tìm kiếm hợp lý. Điều này giúp trẻ không bị mất kiểm soát và cảm thấy tự tin hơn trong việc xử lý tình huống.
Bước 2: Nhớ lại lần cuối cùng thấy món đồ: Trẻ cần tập trung suy nghĩ và nhớ lại lần cuối cùng mình sử dụng hoặc nhìn thấy món đồ bị mất. Điều này giúp thu hẹp phạm vi tìm kiếm và tăng khả năng tìm lại đồ đã mất.
Bước 3: Hỏi thăm bạn bè hoặc người lớn xung quanh: Nếu không tìm thấy món đồ, trẻ nên hỏi thăm bạn bè hoặc những người lớn xung quanh (thầy cô, bảo vệ, người trông trẻ) xem họ có nhìn thấy hoặc nhặt được món đồ đó không. Điều này giúp tăng khả năng tìm lại đồ nhờ sự hỗ trợ của những người khác.
Bước 4: Báo cáo cho người lớn nếu không tìm thấy: Nếu đã tìm kiếm mọi nơi và hỏi mọi người nhưng vẫn không tìm thấy, trẻ cần báo cho người lớn có trách nhiệm (như cha mẹ, thầy cô, bảo vệ) để họ biết và giúp đỡ.
3. Tình huống kỹ năng sống về làm việc nhóm: Khi trẻ chơi chung với bạn nhưng xảy ra mâu thuẫn
Mô tả tình huống:
Trẻ đang chơi chung với một hoặc nhiều bạn bè trong lớp học, sân chơi, hoặc tại nhà. Trong quá trình chơi, một mâu thuẫn xảy ra. Ví dụ, có thể là do cả hai muốn chơi cùng một món đồ chơi, không đồng ý về cách chơi, hoặc cảm thấy không công bằng trong trò chơi. Trẻ có thể trở nên bực bội, tức giận hoặc buồn bã khi xảy ra mâu thuẫn, không biết cách giải quyết mà không làm tổn thương tình bạn.
Hướng dẫn chi tiết cách xử lý tình huống này:
Bước 1: Giữ bình tĩnh: Khi mâu thuẫn xảy ra, cảm xúc của trẻ có thể trở nên căng thẳng. Điều quan trọng nhất là trẻ cần giữ bình tĩnh và không phản ứng ngay lập tức, đặc biệt là không nên dùng lời lẽ thô bạo hoặc hành động bạo lực.
Bước 2: Lắng nghe và hiểu vấn đề: Trẻ cần lắng nghe để hiểu rõ mâu thuẫn đến từ đâu. Có thể là sự hiểu lầm hoặc trẻ chưa biết toàn bộ câu chuyện. Lắng nghe cũng giúp trẻ và bạn cảm thấy được tôn trọng.
Bước 3: Giải thích cảm xúc của mình một cách nhẹ nhàng: Khi trẻ cảm thấy buồn, tức giận, hoặc khó chịu, trẻ cần học cách thể hiện cảm xúc một cách ôn hòa, thay vì la hét hay giận dữ. Điều này giúp bạn bè hiểu rõ hơn về cảm giác của trẻ và tìm ra cách giải quyết.
Bước 4: Thương lượng và tìm giải pháp cùng nhau: Sau khi cả hai đã hiểu cảm xúc và nguyên nhân của mâu thuẫn, trẻ cần học cách thương lượng để tìm ra giải pháp cùng nhau. Cả hai cần thỏa thuận một cách công bằng mà không ai bị thiệt thòi.
Bước 5: Nếu không thể tự giải quyết, hãy nhờ sự giúp đỡ của người lớn: Nếu trẻ đã cố gắng thương lượng nhưng mâu thuẫn vẫn không thể giải quyết, trẻ có thể nhờ đến sự giúp đỡ của người lớn, như bố mẹ, thầy cô hoặc người trông trẻ. Điều này không có nghĩa là trẻ thất bại, mà là biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết.
THT – Nơi dạy trẻ các tình huống kỹ năng sống tốt nhất tại Đà Lạt
Ngoài 3 tính huống kỹ năng sống phổ biến trên, con có thể gặp rất nhiều vấn đề khác ở môi trường bên ngoài lẫn ngay tại chính ngôi nhà của mình. Hiểu được nỗi trăn trở của ba mẹ trong việc dạy con những tình huống kỹ năng sống.Tại THT, chúng tôi phát triển chương trình giáo dục ngoài trời kết hợp trong nhà – TOE, với mục đích giúp trẻ ngày càng hoàn thiện kỹ năng sống, trở thành một công dân có ích cho xã hội.
TOE là nụ cười của con, TOE cũng là hình ảnh những bước chân con trên hành trình trải nghiệm những điều thú vị. Con sẽ được tham gia những hoạt động có chủ đích, giúp con được hòa mình vào thiên nhiên hay được tự do bước vào một môi trường có sự chuẩn bị để thỏa sức sáng tạo không giới hạn.
Tìm hiểu các chương trình và đăng ký tham gia TOE qua fanpage ngay ba mẹ nhé: https://www.facebook.com/giaoducngoaitroikethoptronglop/